Site icon Thiết bị điện Kỳ Anh

Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng như thế nào?

1. Contactor là gì?

Contactor là một trong những thiết bị điện rất cần thiết và được sử dụng khá thông dụng. Vậy thì contactor được định nghĩa như thế nào, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của nó ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Contactor hay còn gọi là khởi động từ, là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực có dòng điện ngắt không vượt quá giới hạn dòng điện quá tải của mạch điện. Việc đóng cắt công tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng nam châm điện. Thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại đóng cắt bằng nam châm điện hay một cách gọi khác là contactor điện từ.

 contactor khởi động từ hager

Những năm gần đây người ta đã chế tạo loại contactor không tiếp điểm. Việc đóng ngắt được thực hiện bằng cách cho các xung điện để khóa hoặc mở các van bán dẫn (thyristor, triac). Loại khởi động từ không tiếp điểm có tần số đóng cắt lớn, có thể tới 1800 lần trong một giờ.

contactor khởi động từ schneider

2. Cấu tạo của contactor

Về cơ bản, một contactor có tiếp điểm được cấu thành bởi những bộ phận như sau:

  1. Nam châm điện:

Nam châm điện gồm 4 thành phần: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm,  Lõi sắt, Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu

  1. Hệ thống dập hồ quang:

Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.

  1. Hệ thống tiếp điểm:

Hệ thống tiếp điểm của contactor trong tủ điện liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm thành hai loại:

Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn A, thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.

Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: thường đóng và thường hở. Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi chúng sẽ ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính tủ điện điều khiển thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển.

Hình ảnh : cấu tạo của contactor

3. Nguyên lý hoạt động của Contactor

Khi cấp nguồn trong tủ điện điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định, thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), Contactor sẽ ở trạng thái hoạt động.

Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm làm cho tiếp điểm chính của Contactor trong tủ điện đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này.
Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì Contactor ở trạng thái nghỉ. Các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

Hình ảnh : nguyên lỹ hoạt động của Contactor

4. Phân loại Contactor (khở động từ )

Theo cách phân loại này thì Contactor được chia làm các loại là:. Contactor điện từ, contactor hơi ép, contactor thủy lực… Thực tế loại điện từ được sử dụng phổ biến nhất.

Theo cách phân loại này thì gồm có: Contactor điện một chiều và contactor điện xoay chiều.

Người ta phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao ( như bảng điện ở gầm xe ). Và ở nơi hạn chế chiều rộng ( ví dụ buồng tàu điện ).

+ Theo khả năng tải dòng :. Tiếp điểm chính (cho dòng điện lớn đi qua từ 10A đến 1600A hay 2250A), tiếp điểm phụ (cho dòng điện đi qua có giá trị từ 1A đến 5A)

+ Theo trạng thái hoạt động :. Tiếp điểm thường đóng (là loại tiếp điểm ở trạng thái kín mạch khi cuộn dây nam châm ở trạng thái nghỉ không có điện), tiếp điểm thường mở (là tiếp điểm ở trạng thái hở mạch khi cuộn dây nam châm ở trạng thái nghỉ không có điện).

5. Ứng dụng của Contactor (khởi động từ) trong cuộc sống.

Contactor dùng để điều khiển đóng mở cung cấp nguồn cho một số thiết bị công suất tải lớn như: Máy lạnh lớn, động cơ kéo tải lớn; thường dùng loại 3 pha, nên ít thấy loại 1 pha. Khác với Relay nguồn điều khiển là một chiều điện áp thấp. Contactor nguồn điều khiển là loại xoay chiều điện áp cao.

Trong công nghiệp chúng được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện, để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và ổn định cao dễ sửa chữa.

Contactor được áp dụng trong tự động hóa

Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn. Nên cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp. Ứng được những quá trình đóng gói sản phẩm, ép nhựa. Contactor vẫn là thiết bị sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa việc sản xuất.

6. Các thông số cơ bản của khởi động từ contactor

 Điện áp định mức:. Điện áp định mức của Contactor UĐM là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt. Chính là điện áp vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại. Thông số này ghi trên nhãn của sản phẩm có các cấp điện áp:. 110V, 220V,400V một chiều và 127V, 220V, 380V xoay chiều.

Khả năng cắt và khả năng đóng:. Khả năng cắt của Contactor điện xoay chiều đạt bội số đến 10 lần dòng điện định mức với phụ tải điện cảm Khả năng đóng:. Contactor điện xoay chiều dùng để khởi động động cơ điện cần phải có khả năng đóng từ 4 đến 7 lần Iđm.

Tuổi thọ : Tuổi thọ của Contactor phụ thuộc vào số lần đóng, mở. Sau số lần đóng mở ấy thì chúng sẽ bị hỏng và không dùng được.

– Tần số thao tác: Là số lần đóng cắt khởi động từ trong một giờ:. 30, 100, 120, 180, 300,600, 1200, 1500 lần/giờ.

7. Chọn mua các sản phẩm Contactor ở đâu chất lượng?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp thiết bị điện và Contactor nói riêng. Trong số đó Công Ty của chúng tôi là một trong những địa chỉ uy tín và chất lượng nhất.

Chúng tôi cung cấp các sản phẩm Khởi động từ và các thị bị điện SCHNEIDER . Một thương hiệu đến từ Pháp. Cung cấp các giải pháp tích hợp hàng đầu trên thế giới trên các lĩnh vực như công trình dân dụng. Công nghiệp, năng lượng, điều khiển tự động hóa và cơ sở hạ tầng.

Với các tiêu chí: uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp. Chu đáo chúng tôi luôn mong muốn đem đến những sản phẩm điện tốt nhất và tiện nghi nhất. Cho khách hàng của mình. Chúng tôi tin rằng các sản phẩm Khởi động từ. Cũng như thiết bị điện khác của Schneider chắc chắn sẽ làm được điều đó.

Để đơn giản hóa những giải pháp điện cho ngôi nhà thông minh của bạn. Hãy tin tưởng và lựa chọn sản phẩm  của chúng tôi. Bạn cũng có thể tham khảo những thiết bị điện hữu ích khác trên trang web của chúng tôi để có thêm nhiều sự lựa chọn. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 093 448 7111 để được tư vấn một cách tận tình.

Xem thêm một số loại contactor chất lượng tại đây:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN KỲ ANH

Hotline: 093 448 7111 (Mr. Kỳ)

Email: Thietbidienkyanh@gmail.com

Các bài viết về aptomat

  1. Tổng quan về Aptomat Schneider và bảng giá mới nhất trên thị trường
  2. Các loại tủ điện âm tường cao cấp có mặt trên thị trường việt nam
  3. Aptomat Hager – ABC,MCCB ,RCCB ,RCBO thương hiệu Pháp.
  4. Tủ điện hager – Tủ điện âm tường cao cấp
  5. Thiết bị điện Hager đến từ nước nào? Aptomat hager có tốt không
  6. Cách đấu Aptomat chống giật dễ dàng – Bạn đã thử?
  7. Nguyên Lý Làm Việc Aptomat Chống Giật
5/5 (1 Review)
Exit mobile version