Site icon Thiết bị điện Kỳ Anh

Rơ le an toàn cho phao điện Huto SRF-1119A

Rơ le an toàn cho phao điện Huto SRF-1119A công dụng và cách lắp đặt

Rơ le an toàn SRF-1119A là gì ?

Rơ le an toàn SRF-1119A là thiết bị được thiết kế với mục đích kết hợp với các công tắc phao điện. Để điều khiển máy bơm đóng/ngắt tự động và an toàn hơn các đấu nối truyền thống.

Với điện áp đầu ra phao điện là 12VDC, dòng khoảng 50mA. (Thay vì điện áp ra phao 220VAC như cách đấu truyền thống) nên sản phẩm này cực kỳ an toàn cho người sử dụng. Loại bỏ được các nguy cơ do rò điện, hở điện…. Đồng thời còn làm tăng tuổi thọ của tiếp điểm phao.

Thông số kỹ thuật Rơ le an toàn Huto SRF-1119

Thông số sản phẩm zơ le

STT TIÊU CHUẨN

ĐỊNH MỨC

1 Model SRF-1119A
2 Chức năng thiết bị Rơ le an toàn cho phao điện
3 Kiểu hoạt động Liên tục
4 Điện áp ra phao điện 12VDC
5 Điện áp nguồn đầu vào 180-230VAC  50/60Hz
6 Công suất tải tối đa 700W
7 Kích thước (DxRxC) mm 90x38x60

 Bảng chức năng thiết bị Zơ le

STT CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG
1 Kết nối điện áp 220V nguồn và cấp điện ra máy bơm Cấp nguồn cho thiết bị và kết nối tiếp điểm rơ le đến phụ tải
2 Khối kết nối các tín hiệu điều khiển Nối đến các phao điện bể ngầm và bể trên
3 Đèn báo nguồn điện Sáng khi thiết bị được cấp nguồn
4 Đèn báo trạng thái phao dưới Sáng khi bể dưới cạn nước
5 Đèn báo trạng thái phao trên Sáng khi bể trên cạn nước

 

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Huto SRF-1119A

Nguyên lý hoạt động và cách đấu nối với 1 phao trên bể chống chàn

Sờ đồ đấu zơ le cho phao chống chàn kết hợp với bơm

Khi bể trên vơi thì máy bơm sẽ tự động bơm nước lên, lúc này đèn Float On trên Rơ le sẽ sáng.

Nguyên lý hoạt động và cách đấu nối với 1 phao dưới bể chống cạn

sơ đồ đấu zơ le cho phao chống cạn kết hợp với bơm

Nguyên lý hoạt động và cách đấu nối với 2 phao dưới bể chống cạn và phao trên chống chàn

sơ đồ đấu zơ le cho 2 phao chống chàn và chống cạn

Nguyên lý hoạt động của Zơ le khi đấu nối với bơm công suất cao và bơm 3 pha/

Đấu với bơm 1 pha công suất lớn
Đấu với bơm 3 pha công suất lớn

Các lưu ý quan trọng khi lắp đặt và sử dụng

  1.   KIỂM TRA SỰ CỐ
HIỆN TƯỢNG KIỂM TRA GIẢI QUYẾT
Đèn nguồn và các đèn khác không sáng Kiểm tra dây nguồn nối vào, lưu ý sử đúng điện áp ghi trên thiết bị. Nếu điện áp quá cao Rơ le có thể bị cháy, nếu điện áp quá thấp Rơ le có thể không hoạt động Vặn lại các đầu nối đảm bảo tiếp xúc tốt, và xem nguồn cấp vào có không, dây nguồn vào có đứt ngầm không. Nếu đã kiểm tra hết mà không được thì liên hệ nhà cung cấp.
Đèn báo trạng thái tiếp điểm sáng nhưng Rơ le không hoạt động Kiểm tra điện áp nguồn nuôi thiết bị. Nếu điện áp thấp dưới 170V thì Rơ le có thể không đóng mạch Đảm bảo thiết bị hoạt động ở đúng điện áp cho phép
Rơ le hoạt động nhưng tiếp điểm chân 9-10 không có điện ra Kiểm tra các đầu nối ở chân 9-10 đảm bảo tiếp xúc tốt Vặn lại các mối nối, kiểm tra nguồn vào. Nếu không được thì liên hệ nhà cung cấp

Bạn cần tư vấn xin liên hệ cho chúng tôi qua SĐT : 093 448 7111

hoặc gmail : thietbidienkyanh@gmail.com

Nguồn https://thietbidienkyanh.com/

0/5 (0 Reviews)
Exit mobile version